Kính Chào Qúy Vị Đến Diễn Đàn Hội Thánh Phục Quyền.

LƯỢC SỬ ĐẠO CAO ĐÀI...
 
Thông báo
Làm sạch tất cả

LƯỢC SỬ ĐẠO CAO ĐÀI TRUYỀN RA HẢI PHÒNG

... từ Facebook
(@tu-facebook)
Thành Viên
Có thể là hình ảnh về 12 người và mọi người đang đứng
 
Phái đoàn chức sắc Toà Thánh Tây Ninh truyền giáo Cao Đài tại Bắc Việt quá bận rộn công việc tại Hà Nội, mãi đến gần cuối năm 1934 các vị Chức sắc Toà Thánh Tây Ninh mới đem ánh sáng chơn lý của CHÍ TÔN đến Hải Phòng, một hải cảng lớn nhất của Việt Nam lúc bấy giờ, có nhà máy xi măng, nhà máy sợi, nhà máy phosphate, nhà máy thuỷ tinh, xưởng đóng tàu biển, v.v…
 
Ngôi Thánh Thất Cao Đài được tạm lập tại Hải Phòng ước độ 15 gia đình, nhưng tinh thần bổn đạo rất vững chắc do sự hướng dẫn nhiệt tình của ông Vũ Văn Huy (một trí thức trước kia là hội viên Việt Nam Quốc dân Đảng do nhà cách mạng Nguyễn Thái Học lãnh đạo) dẫn dắt thường xuyên đến bái lễ CHÍ TÔN trong ngày sóc vọng cùng sang Hà Nội dự nhiều buổi học để thu nhận các lời huấn giáo của Chức sắc.
 
Năm 1935, số tín hữu càng đông thêm nhanh chóng, bổn đạo bàn định phải tìm một nơi rộng rãi và khang trang để dời ngôi Thánh Thất Hải Phòng tạm về đường Cát Dài (tức phố d’Endhal) gần ngõ Khang Lạc Lý, cách phố Đầu Cầu Đất (phố Paul Doumer chừng 150m). Hữu hạnh thay! Trong khi lo di chuyển ngôi Thánh Thất Hải Phòng về căn gác đường Cát Dài để có nơi rộng rãi cho nhơn sanh có nơi lễ bái CHÍ TÔN trong những ngày đàn vía và sóc vọng thì được sự tiếp tay lo chung gánh vác công việc Đạo tại Hải Phòng là Lễ sanh Thượng Định Thanh (Nguyễn Văn Định) và Lễ sanh Thượng Bút Thanh (Lê Văn Bút) nhiệt tình chạy lo một nơi khang trang để dời ngôi Thánh Thất Hải Phòng , thì may mắn thay có một nữ mạnh thường quân xuất hiện là bà Nguyễn Thị Long (một nữ đồng bóng chuyên nghiệp từ lâu, lợi dụng nghề đồng bóng mà nuôi sống bản thân) đi ngang qua Thánh Thất Cao Đài Hải Phòng được nghe tiếng chuông mõ và Đồng Nhi đọc kinh thúc đẩy sự tò mò của người đồng bóng.
 
Bà Nguyễn Thị Long dừng lại, xin vào dự lễ Đàn tại Thánh Thất Cao Đài cho biết sự cúng kính ra sao mà từ trước đến giờ chưa vinh hạnh tham dự. Sau buổi lễ hầu Đàn, bà Nguyễn Thị Long hết lòng khâm phục sự nghiêm trang và thành kính của bổn đạo hiến dâng Đức THƯỢNG ĐẾ CAO ĐÀI khác hẳn các nghi lễ của các Tôn giáo mà bà Long đã từng tham dự, nhứt là bộ Đạo phục trắng của Bổn đạo nghiêm trang hiến lễ Đức CHÍ TÔN.
 
Một đêm thao thức suy nghĩ, sáng ngày hôm sau bà Nguyễn Thị Long, quần áo chỉnh tề đi đến Thánh Thất Hải Phòng yêu cầu xin được nhập môn cầu Đạo. Khi nhập môn cầu Đạo xong, bà Nguyễn Thị Long khẩn nguyện trước Thiên bàn CHÍ TÔN ban ơn cho bà dứt khoát bỏ nghề đồng bóng mà bà đã hành nghề nuôi sống suốt 10 năm qua. Đồng thời bà Long tự nguyện hiến dâng cho Đạo ngôi đền (mà bà đã thờ đồng bóng trên 10 năm nay) để Bổn Đạo làm ngôi Thánh Thất Cao Đài Hải Phòng tại ngõ Tam Giang (phố Belgique) Thành phố Hải Phòng. Ngôi đền thờ đồng bóng này do bà Long và 4 người bạn chung đậu tiền lại để mua căn nhà nầy lập thành ngôi đền thờ đặng mưu sinh trên 10 năm rồi. Hôm nay bà Long tự nguyện dứt khoát không hành nghề mê tín dị đoan nữa, quyết tâm theo Đạo Cao Đài, hoàn toàn giác ngộ để sống một cuộc đời lương thiện lúc tuổi đã xế chiều, nhứt là từ bỏ sự gian dối lôi cuốn đồng bào nhẹ dạ non lòng mê tín dị đoan, và tự nguyện ăn chay trường để chuộc bao tội lỗi lường gạt đồng bào đặng nuôi sống bản thân và gia đình trước kia…
 
Huyền diệu Thiêng Liêng giúp cho Bổn đạo Hải Phòng có nơi thờ phượng lễ bái CHÍ TÔN trong những ngày Đàn vía và Sóc vọng, nên mới có sự xuất hiện của bà Nguyễn Thị Long tự nguyện nhập môn cầu Đạo, và hiến Đền cho Ban Cai Quản Hải Phòng tạo thành ngôi Thánh Thất Cao Đài Hải Phòng, cùng hướng dẫn bốn người bạn nhập môn theo Đạo Cao Đài, dứt khoát bỏ nghề đồng bóng là một hành động hi hữu tại Hải Phòng lúc bấy giờ.
 
Có thể là hình ảnh về cây và ngoài trời
 
Ngoài bàn tay Thiêng liêng độ dẫn, khai tâm mở trí cho bà Long cùng 4 người bạn chung sống nghề đồng bóng trên 10 năm qua phút chốc từ bỏ hành động không lương thiện để trở về đường ngay lẻ chánh, tự nguyện nhập môn vào Đạo CAO ĐÀI tu tâm dưỡng tánh hiến thân làm công quả tại thánh thất Hải Phòng cho đến cuối năm 1945 chiến tranh bùng nổ, đồng bào và bổn đạo Hải Phòng di tản khỏi Hải Phòng, duy chỉ mình bà Nguyễn Thị Long tình nguyện ở lại gìn giữ ngôi Thánh Thất Cao Đài Hải Phòng cho đến cuối năm 1946, một ít tín hữu hồi cư trở về chung lo việc Đạo với Bà Long. Nhưng Lễ Sanh Thượng Định Thanh chưa hồi cư thì qui vị. Thiết tưởng bà Nguyễn Thị Long đã tự nguyện hiến dâng cho bổn Đạo lập ngôi Thánh Thất Hải Phòng, nhưng Bàn Cai Quản Thánh Thất Hải Phòng rất tế nhị là xin bà Long nhận cho một đồng thuê nhà hằng tháng và đến năm sau. Bàn Cai Quản xin mua đứt ngôi Đền với giá tượng trưng là 10 đồng với sự vui vẻ chấp nhận của bà Long không chút do dự đắn đo, bởi bà Long đã vững niềm tin nơi Đức CHÍ TÔN nên mới hiến thân công quả nơi Thánh Thất Hải Phòng vô cùng đắc lực, bất chấp mọi hiểm nguy. Trong lúc Chức Sắc cùng Bổn Đạo Thánh Thất Hải Phòng đồng di tản vào chiến khu hết, chỉ một mình bà Long can đảm ở lại bảo vệ và lo phần hương khói nơi Thánh Thất là một sự hy sinh hiếm có của người tín nữ mới bước chân vào cửa Đạo mà đầy đủ đức tin vững chắc nơi quyền năng Thiêng liêng của CHÍ TÔN hộ trì.
 
Ngôi Thánh Thất Hải Phòng vẫn giữ nguyên trạng cho đến ngày hôm nay, duy chỉ có tên đường con phố là thay đổi.
 
Địa chỉ hiện nay là số 9/28, ngõ Chu Văn An, phố Lê Lợi, quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng.
 
Chánh quyền mượn phần trước thánh thất làm nơi xử án trong nhiều năm liền và chỉ hoàn trả vào đầu những năm 2000.
 
(Từ Facebook Sử Kiến Nguyên)
Trích dẫn
Người bắt đầu chủ đề Đã đăng : 19/06/2022 4:21 am
Chia sẻ: